Kênh Bán Hàng Cho Người Kinh Doanh Online

1. Kênh sàn Thương mại Điện tử – Tiki, Lazada, Shopee…
Ưu điểm:
– Dễ dàng tiếp cận và bán được hàng khi đến 90% người tìm kiếm và tiếp cận sản phẩm của bạn là người có nhu cầu. 10% còn lại là những người tìm kiếm hú họa hoặc đối thủ đi “săm pờ soi” gian hàng của bạn;
– Việc gửi tin nhắn về các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm mới cho Khách hàng đã mua hàng hoặc follow shop cũng được dễ dàng hơn rất nhiều giúp tăng trưởng doanh thu và mở rộng mặt hàng được tốt hơn;
– Những danh mục sản phẩm hot, các chương trình khuyến mãi, các shop được ưa thích, các deal giá hời luôn được hiển thị nổi bật là thế mạnh giúp cho các shop phát triển kinh doanh được tốt hơn;
– Các chương trình flash sale, deal hời giúp cho việc tạo phễu Khách hàng cũng là 1 trong những điểm mạnh của các sàn TMĐT;
Tuy nhiên, bên cạnh các thế mạnh vẫn có những nhược điểm:
– Sự cạnh tranh gay gắt giữa các shop với nhau dẫn đến bên cạnh chất lượng sản phẩm còn là giá cả sản phẩm. Nhiều shop sẵn sàng “khô máu” bán lỗ thậm chí là “bán như cho” khiến việc cạnh tranh của nhiều shop mới trở nên khó khăn hơn;
– Vì là sàn nên việc sản phẩm “thượng vàng hạ cám” cũng làm kênh bán này bị “loạn” và gây khó khăn cho những người bán hàng chất lượng. Rất nhiều trường hợp sản phẩm “chất lượng loại C” nhìn giống hệt “chất lượng loại A” nhưng bán theo giá loại C làm mất lòng tin khách hàng hoặc thậm chí đè chết những người bán sản phẩm chất lượng chân chính;
– Review cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc quyết định “chi tiền” của Khách hàng dẫn đến có nhiều trường hợp “chơi xấu” đối thủ và mặc dù được các sàn giải quyết gỡ review xấu nhưng điểm đánh giá vẫn bị tính chung dẫn đến nhiều shop bị tụt sao và uy tín nghiêm trọng;
– Những quy định của sàn bao gồm những cảnh báo, xử phạt yêu cầu những chủ shop phải nắm thật kỹ tránh việc rơi vào những trường hợp “giời ơi đất hỡi” khiến bị phạt hoặc thậm chí gỡ shop khỏi sàn.
Chấm điểm: 3.5/5
Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
2. Kênh Tiktok
Ưu điểm:
– Là một kênh mới giúp phát triển bán hàng Online tiếp cận với những người đam mê xem video;
– Với việc hiển thị ngẫu nhiên video (200 – 1000 views đầu tiên) dựa theo hashtag để Tiktok đề xuất hiển thị thêm nhiều người nữa giúp các shop có cơ hội tiếp cận nhiều Khách hàng hơn từ đó tăng tỷ lệ thành công của việc kinh doanh sản phẩm;
– Đối với các shop bán sản phẩm theo trend đây là 1 cơ hội phát triển t hị trường 1 cách nhanh và hiệu quả nhất.
Nhược điểm:
– Vì Tiktok là mạng xã hội video kiểu mới nên hệ thống nhiều lúc hoạt động hơi “ngu” khi gỡ video nhiều lúc không vì lí do gì và lại không kháng cáo được;
– Tập độ tuổi khách hàng chủ yếu là đối tượng trẻ nên hiện tượng bom hàng khá nhiều;
– Giới hạn video 1 phút nên yêu cầu người sáng tạo video phải thực sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhằm đưa video vào đề xuất giúp tiếp cận được nhiều người hơn;
– Thời gian xét duyệt video khá lâu nên rèn luyện tính kiên nhẫn là 1 trong những vấn đề cần lưu ý;
Chấm điểm: 3.5/5
Tiktok Shop là gì? Hướng dẫn mở gian hàng trên Tiktok Shop?
3. Kênh Instagram:
Ưu điểm:
– Kênh mạng xã hội buôn bán dành cho những con người yêu cái đẹp – dù sao đây cũng là 1 mạng xã hội thiên về hình ảnh và những gì bắt mắt luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý;
– Giống như Facebook, Instagram dễ dàng kiếm được những khách hàng đầu tiên thông qua mối quan hệ bạn bè tuy nhiên ưu việt hơn ở việc bạn hoàn toàn có thể tạo sự chú ý với Khách hàng tiềm năng thông qua việc ấn nút “Follow” ngay cả khi họ chưa biết đến bạn;
– Bài viết của Instagram không bị trôi do thuật toán phân phối theo thời gian nên bạn hoàn toàn có thể chăm chỉ up bài để thu hút sự chú ý của khách hàng (tuy nhiên số lượng bài đăng quá nhiều cũng có thể dẫn đến hạn chế của Instagram)
Nhược điểm:
– Cơ chế của Instagram cũng ngặt như Facebook nên việc chú ý tránh vi phạm chính sách là 1 điều các shop phải thực sự lưu ý;
– Để tăng được follow của Instagram giúp mở rộng tập Khách hàng cũng là 1 bài toán yêu cầu cao về chất lượng content nên những người kinh doanh trên Instagram cần thực sự đầu tư thời gian và công sức để chăm sóc cho trang bán hàng của mình.
Chấm điểm: 3.5/5
Những cuốn sách hay về Instagram rất thú vị và chi tiết - Readvii
4. Kênh Zalo
Thực sự sau khoảng thời gian làm việc với kênh Zalo, mình nhận thấy ưu điểm duy nhất của kênh Zalo là “đáy phễu” để chăm sóc khách hàng tốt hơn việc đăng bán trên đây do những nhược điểm sau:
– Hầu hết mọi người vẫn đang quan niệm Zalo là 1 kênh chat hơn là 1 kênh để mua hàng;
– Chi phí quảng cáo của Zalo quá đắt + việc xét duyệt quảng cáo thủ công nên thực sự phiền toái;
– Official Account vốn dĩ hoạt động chưa thực sự hiệu quả + Zalo Shop chưa được thực sự có điểm nhấn với thị trường nhưng đã thu phí dẫn đến sự e ngại khi phát triển kênh này nhất là với những người KDOL nhỏ lẻ…
Hi vọng trong tương lai Zalo sẽ có những cập nhật mới để phục vụ tốt hơn cho ACE có xu hướng phát triển bán hàng trên kênh này!
Chấm điểm: 2/5
Kinh nghiệm quảng cáo Zalo ra trăm đơn mỗi ngày, bạn đã biết chưa?
Như vậy mình cũng đã review cho mọi người được 1 số kênh để KDOL, hi vọng ACE sẽ có thêm thông tin và lựa chọn được kênh phù hợp để phát triển kinh doanh của mình!
Hẹn gặp lại mọi người ở các bài chia sẻ về kinh doanh Online sau!
Bài viết liên quan